(TP.HCM) - (CAN THO) - (VP.MIEN TRUNG)
Thứ hai, 20/08/2018, 16:27 GMT+7

Xu hướng và giải pháp chống gian lận thực phẩm toàn cầu

Từ thịt ngựa đến hải sản, nạn gian lận thực phẩm đang ngày càng tăng trên khắp thế giới.

Theo Tổ chức Hải quan Thế giới, gian lận thực phẩm trị giá 49 tỷ đô la mỗi năm. Khi chuỗi cung cấp thực phẩm toàn cầu mở rộng, những thách thức trong việc bảo vệ nguồn cung cấp thực phẩm gia tăng, rất cần có thêm các quy trình tiên tiến để phát hiện gian lận. Bài báo này đề cập nạn gian lận thực phẩm và lịch sử của nó, thảo luận các xu hướng hiện tại và các giải pháp cho tương lai.

Tình hình gian lận thực phẩm toàn cầu

Gia tăng các chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu và động cơ kinh tế từ việc cung cấp các sản phẩm thực phẩm rẻ hơn đã góp phần gây ra nạn gian lận thực phẩm. Bài báo gần đây đề cập thịt ngựa được giả mạo thành thịt bò càng thu hút sự quan tâm của mọi người về nạn gian lận thực phẩm.

Giám đốc điều hành Bộ phận An toàn thực phẩm Toàn cầu của Quốc tế NSF, David Edwards cho biết: “Những gì chúng ta đang thấy hiện nay là một chuỗi cung ứng thực phẩm ngày càng phức tạp và phân mảnh”. “Do tính chất toàn cầu và thực tế là hầu hết thực phẩm ngày nay không còn theo một đường thẳng từ nguồn được chia ra nhiều nhánh, giống như một mạng lưới cung cấp, theo dõi nguyên liệu trở lại nguồn của nó đã trở thành thách thức do sự gia tăng mạng lưới người xử lý, nhà cung cấp và người trung gian trên toàn cầu”.

Theo thống kê của Edwards, ngoài việc toàn cầu hoá mạng lưới cung cấp làm cho việc phát hiện càng khó khăn và làm hàng giả dễ dàng hơn, các xu hướng khác ảnh hưởng đến sự gia tăng gian lận thực phẩm bao gồm cắt giảm chi phí vì ngành công nghiệp thực phẩm đang chịu áp lực liên tục để giữ giảm giá. Điều đó dẫn tới sự cám dỗ làm hàng giả. Vì có khả năng gây hại do ăn phải thực phẩm làm giả, giả mạo có động cơ kinh tế (EMA), gian lận thực phẩm được xác định là mối đe dọa sức khoẻ cộng đồng thông qua các nghiên cứu được thực hiện tại Chương trình bảo vệ sản phẩm và chống hàng giả của Trường Đại học Quốc gia Michigan (MSU).

Các loại gian lận thực phẩm

John Spink và Douglas Moyer, đồng tác giả chương trình nghiên cứu của MSU xác định gian lận thực phẩm là “một thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc cố ý và cố ý thay thế, bổ sung, pha trộn, hoặc miêu tả sai về thực phẩm, thành phần thực phẩm, bao bì thực phẩm hay các tuyên bố sai hoặc gây nhầm lẫn về sản phẩm, vì lợi ích kinh tế” (Hình 1). 


Trong nghiên cứu, Spink và Moyer xác định 7 loại gian lận thực phẩm khác nhau:

•    Sự pha trộn: Một thành phần của thành phẩm là gian lận.

•    Giả mạo: Sản phẩm và bao bì hợp pháp được sử dụng theo cách gian lận.

•    Tràn ngập: Sản phẩm hợp pháp được sản xuất vượt quá thỏa thuận sản xuất.

•    Trộm cắp: Sản phẩm hợp pháp bị đánh cắp và mạo nhận như mua sắm hợp pháp.

•    Chệch hướng: Bán hoặc phân phối các sản phẩm hợp pháp ngoài các thị trường dự định.

•    Mô phỏng: Sản phẩm không hợp pháp được thiết kế để trông gần giống bản sao, sản phẩm hợp pháp.

•    Hàng giả: Sản phẩm và bao bì gian lận được làm giả hoàn toàn.

Shaun Kennedy, thuộc Trung tâm Quốc gia về Bảo vệ Thực phẩm và Quốc phòng, tuyên bố: “Khoảng 10% thực phẩm bạn mua trong giá hàng thực phẩm có thể là giả mạo” và theo dữ liệu hỗ trợ từ Phòng Thương mại quốc tế cho thấy, 7% lượng cung cấp thực phẩm của chúng ta chứa thành phần gian lận.

Giả mạo có động cơ kinh tế

Gian lận thực phẩm bao gồm sự giả mạo có động cơ kinh tế mà một số chuyên gia gọi là EMA. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) định nghĩa EMA là “gian lận, cố ý thay thế hoặc bổ sung một chất trong một sản phẩm nhằm tăng giá trị của sản phẩm hoặc giảm chi phí sản xuất”. EMA là vấn đề về bảo vệ thực phẩm, bởi vì theo định nghĩa, nó là một hành động cố ý. Nói rõ hơn, đó là một hành vi phạm tội, do các cá nhân lừa gạt công chúng vì lợi ích kinh tế.

Báo cáo của Cơ quan Thẩm định Trách nhiệm của Chính phủ Hoa Kỳ (GAO) năm 2011 đã trao quyền cho Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA): Phối hợp tốt hơn có thể nổ lực thúc đẩy nhằm giải quyết vấn đề gây xáo trộn nền kinh tế và bảo vệ Y tế cộng đồng đã xác định sự phức tạp của chuỗi cung ứng như là một thách thức trong việc phát hiện và ngăn ngừa giả mạo kinh tế.

Báo cáo nhấn mạnh hai tình huống về những nguy cơ đối với sức khoẻ cộng đồng: sử dụng melamine, hóa chất công nghiệp và heparin, chất làm loãng máu, trong đó các thành phần rõ ràng là được thêm vào sản phẩm để làm tăng giá trị hoặc giảm chi phí sản xuất (ví dụ, giả mạo kinh tế).


Trong báo cáo của GAO, ủy viên FDA nhấn mạnh những thách thức này ngày càng tăng và khẳng định sự giả mạo kinh tế vẫn là mối đe dọa đối với sức khoẻ cộng đồng. Báo cáo cũng cho thấy một cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng như heparin hoặc ô nhiễm melamine là điều không thể tránh khỏi trừ khi thực hiện sự thay đổi để đảm bảo an toàn, chất lượng thực phẩm, dự kiến thực hiện một hệ thống phát hiện gian lận, mạnh mẽ, hợp tác và chủ động.

Hình 2 xác định 15 thành phần có vấn đề nhất đối với EMA. Cố tình ô nhiễm để đạt được kinh tế không phải là mới. Việc làm giả mạo chuỗi thực phẩm có thể đã xảy ra, hoặc không được phát hiện, không được báo cáo, qua nhiều năm bởi vì bọn tội phạm trên toàn thế giới đã có cơ hội kiếm lời đáng kể bằng cách khai thác một hệ thống ngầm về cung cấp và phân phối thực phẩm phức tạp.

Lịch sử gian lận thực phẩm 



Gian lận thực phẩm có nguồn gốc như một cách để mở rộng các thành phần chính của thực phẩm nhằm gia tăng lợi nhuận. Vào đầu thế kỷ 17, các chính phủ bắt đầu đưa ra luật về độ tinh khiết thực phẩm để giải quyết các vấn đề lạm dụng bao gồm sữa chất lượng kém và việc sử dụng phấn làm chất độn trong bánh mì (Hình 3).

Khi các thị trường phát triển từ địa phương đến toàn cầu, chuỗi cung ứng đã trở nên phức tạp hơn, mở ra cánh cửa khiến gian lận thực phẩm lan rộng, trên quy mô lớn hơn. Ngày nay, ngày càng có nhiều nhà sản xuất và bán lẻ hàng đầu phải gánh chịu hậu quả do khó tìm nguồn cung cấp, sụt giảm thị phần hoặc ngày càng làm mất lòng tin của người tiêu dùng.

Theo báo cáo của Oxford Metrica, Danh tiếng & Giá trị: Trường hợp thảm hoạ doanh nghiệp, 85% các công ty được khảo sát coi thương hiệu là tài sản quan trọng nhất của họ. Danh tiếng của công ty sẽ có nhiều khả năng tạo ra doanh số bán hàng, lòng trung thành của khách hàng và duy trì thị phần. Điểm mấu chốt trong bản báo cáo là các doanh nghiệp cần biết, các bên liên quan nhận thức thương hiệu và danh tiếng của họ như thế nào và phải chuẩn bị cho sự xói mòn cụ thể hoặc thiệt hại cho các động lực chính có giá trị thương hiệu. Quan trọng là để các doanh nghiệp xác định giá trị thương hiệu của họ, các nhà quản lý nhận ra và đánh giá mối đe dọa đối với danh tiếng bởi những khủng hoảng có thể gây ra.

Quay lại vụ bê bối thịt ngựa

Loại bỏ vấn đề gian lận thực phẩm là trách nhiệm của cộng đồng, vụ bê bối thịt ngựa đã nhận được sự quan tâm của nhiều phương tiện truyền thông hồi đầu năm nay. Tạp chí Thực phẩm mới về đại dịch gian lận thực phẩm đang lan rộng tóm tắt: “Trong trường hợp này, sản phẩm thịt cuối cùng được thay thế cho thịt bò ở một số nước châu Ầu, qua một mạng lưới làm cho việc theo dõi khó khăn. Các mạng lưới cung cấp phức tạp có lợi cho tội phạm và cản trở việc phát hiện". “Các nhà chức trách Pháp đã xác định được một người Pháp làm nghề bán thịt là nghi phạm chính trong vụ về thịt ngụa của Châu Âu. Bộ trưởng Bộ Sự vụ Người tiêu dùng của chính phủ đã xác định, kinh doanh thịt gian lận đã kéo dài trong vài tháng, trên 13 quốc gia và 28 công ty. Trong khi đó, cơ quan quản lý lương thực của Anh cho biết 6 con ngựa đã thử nghiệm dương tính với thuốc giảm đau ngựa có thể nhập vào chuỗi thức ăn của con người ở Pháp. Gần như đồng thời, các vụ bắt giữ được thực hiện do nghi ngờ gian lận tại hai nhà máy thịt ở xứ Wales".

Vụ tai tiếng trên toàn châu Âu liên quan đến việc thay thế thịt ngựa rẻ hơn trong các sản phẩm được dán nhãn thịt bò đã thu hút sự chú ý lớn nhất, từ người tiêu dùng đến nhà quản lý và điều tra viên trong năm nay. Tuy nhiên, vụ bê bối này chỉ là một phần nhỏ của cuộc khủng hoảng lớn hơn, bao gồm việc bổ sung, tưới nước, thay thế, pha trộn và trình bày sai về nội dung thực phẩm chúng ta ăn.

Theo một bài báo trên tạp chí The New York Times, các nhà điều tra phát hiện hàng ngàn vụ gian lận và đặt câu hỏi về giám sát quản lý vì bọn tội phạm cung cấp cho người mua, săn các sản phẩm giá rẻ. Vụ bê bối thịt ngựa cho thấy, thậm chí cả các công ty hợp pháp cũng có thể bị “qua mặt” bởi gian lận thực phẩm.

Ngành hải sản Hoa Kỳ 


Ngành hải sản Hoa Kỳ cũng bị ảnh hưởng từ phiên bản bán hàng rởm. Một bài báo trên tạp chí The Boston Globe đưa tin về cá trong các nhà hàng đôi khi cố ý xác định không đúng khoảng một nửa thời gian. Trong nhiều trường hợp, những loài ít được ưa chuộng và rẻ hơn thay thế cho các loài cá địa phương tươi sống.

Quy định của ngành công nghiệp đánh bắt cá Hoa Kỳ do bốn cơ quan thực hiện: Phòng Nông nghiệp Hoa Kỳ để tiếp thị, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ câu cá thể thao và vui chơi giải trí, FDA về an toàn cá và Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia về thủy sản đại dương. Đẩy mạnh hoạt động để thắt chặt các quy định, bao gồm việc áp dụng Đạo luật An toàn và Gian lận trong thủy sản, được thiết kế để theo dõi cá từ tàu đến người tiêu dùng nhằm giải quyết gian lận lừa đảo ngư dân, người tiêu dùng.

Theo bài báo này, các nhà lập pháp bang Massachusetts đang thực hiện các biện pháp chống gian lận thủy sản với một dự luật đã được đưa ra hồi đầu năm nay nhằm xử lý siêu thị và nhà hàng gắn nhãn hiệu hải sản sai. Các doanh nghiệp đánh bắt cá thay thế cho các giống như cá tuyết Đại Tây Dương, cá halibut Đại Tây Dương, cá hồng đỏ và xám có thể bị phạt và bị đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động. Các nhóm lợi ích cộng đồng từ Florida đến California đã báo cáo những trường hợp tương tự như gắn nhãn hiệu sai, bao gồm cá được cho là ở “ địa phương” nhưng trên thực tế lại đến từ các vùng nước xa xôi.

Ai sẽ chịu trách nhiệm?

Mọi người đều có vai trò trong việc giải quyết các mối đe dọa gian lận thực phẩm. Các nhà cung cấp đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn và phát hiện ra sự giả mạo kinh tế. Ngoài việc thực hiện các chiến lược tương tự như các nhà sản xuất, các nhà cung cấp cũng có thể xem xét các cách đưa ra các quy trình kiểm tra thích hợp, cung cấp sự minh bạch, thông tin kịp thời về đối tác với các nhà sản xuất nhằm giảm bớt gian lận.

Đối với nhà bán lẻ, điều quan trọng là phải hợp tác với các nhà cung cấp và nhà sản xuất có uy tín để sử dụng các tiêu chuẩn cao nhất về ngăn chặn, phát hiện và theo dõi hoạt động của họ liên tục. Các nhà bán lẻ nên xác nhận các nhà cung cấp của họ cung cấp các sản phẩm chính hãng và an toàn, không bị làm giả. Họ cũng có thể làm việc với các đối tác trong chuỗi cung ứng để giảm thiểu tác động khi xảy ra sự cố, thông qua giao tiếp kịp thời và quá trình thu hồi sản phẩm hiệu quả, điều này giờ đây quan trọng hơn bao giờ hết.

Năm mươi năm trước đây, các cửa hàng thực phẩm trung bình dự trữ khoảng 200 mặt hàng, trong đó 70% được trồng, sản xuất hoặc xử lý trong vòng 100 dặm về nơi họ đã mua cuối cùng. Ngày nay, các siêu thị trung bình có gần 39.000 mặt hàng thực phẩm. Theo ước tính, các thực phẩm mà người Mỹ đã ăn phải trải qua hành trình, trung bình 1.500 dặm trước khi nó được tiêu thụ. Để đạt được tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và sản phẩm, người tiêu dùng cần có tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao hơn. Các nhà sản xuất có thể nỗ lực hỗ trợ bằng cách giúp người tiêu dùng xác định các vấn đề, cung cấp cho họ nguồn lực để xác định các sản phẩm gian lận để họ biết phải làm gì để tránh những sản phẩm này.

Vai trò của chính phủ là bảo đảm các quyền và biện pháp bảo vệ nhất định được áp dụng và thực thi. Các chính phủ có thể hỗ trợ các doanh nghiệp pháp lý thông qua việc bảo vệ quyền sở hữu và bằng cách giảm số lượng các doanh nghiệp bất hợp pháp. Ngoài ra, họ có thể tận dụng cơ quan hải quan và các cơ quan bảo vệ biên giới để ngăn chặn các sản phẩm bất hợp pháp và có thể không an toàn xâm nhập vào đất nước họ.

Theo Edwards, vì sự phức tạp và phạm vi tiếp cận trên toàn thế giới, việc kiểm soát gian lận thực phẩm đòi hỏi sự nỗ lực hợp tác giữa ngành công nghiệp và cơ quan chính phủ. Đồng thời yêu cầu nỗ lực tận tâm trong chuỗi cung cấp thực phẩm, từ các nhà sản xuất và nhà phân phối tới người tiêu dùng.

Các giải pháp tiềm năng

Ngoài việc xác định vai trò của các nhà sản xuất, nhà cung cấp, người tiêu dùng và chính phủ trong việc giảm hành động gian lận, Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất thực phẩm cũng đề cập ba nguyên tắc cơ bản để ngành công nghiệp cải tiến cách thức phát hiện và ngăn chặn gian lận:

•    Chủ động hơn trong việc giải quyết vấn đề giả mạo kinh tế: Nhiều công ty đã triển khai các cách để chống lại các mối đe dọa gian lận toàn cầu, nhưng cần phải làm nhiều hơn.

•    Tìm những cách thức mới để chia sẻ thông tin và thúc đẩy hợp tác; Xác định một cách chính thức để hợp tác với ngành công nghiệp, chính phủ, học viện và các tổ chức phi chính phủ và tăng cường sự tham gia toàn cầu.

•    Tham gia vào chính phủ với tư cách người hỗ trợ: Các chính phủ có thể thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu và chia sẻ thông tin về các mối đe dọa đang nổi lên, điều này rất quan trọng để giải quyết các mối đe dọa được mở rộng bởi toàn cầu hóa, chuỗi cung ứng thời kỳ hội nhập và cơ sở tiêu dùng toàn cầu có các yêu cầu tương tự.

Một tổ chức toàn cầu về an toàn và sức khoẻ cộng đồng, NSF đã tập hợp một nhóm chuyên gia về thực phẩm, các nhà quản lý, các nhà khoa học và các viện nghiên cứu để giúp xác định thêm vấn đề gian lận thực phẩm, đưa ra hướng dẫn và các biện pháp tốt nhất để giúp bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Tom Chestnut, phó tổng giám đốc của Tổ chức Thực phẩm Thế giới của NSF, nói: “Tăng cường sự tham gia và hợp tác là cần thiết để bảo vệ nguồn cung thực phẩm toàn cầu của chúng ta”.

Tiêu chuẩn an toàn

Giải pháp có thể khác là chứng nhận tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu. Do những thách thức phức tạp trong chuỗi cung ứng thực phẩm hiện nay, nhiều nhà bán lẻ thực phẩm lớn nhất thế giới đang yêu cầu chứng nhận nhà cung cấp cho Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI).

GFSI được thành lập để đảm bảo sự tự tin trong việc cung cấp thực phẩm an toàn hơn cho người tiêu dùng trong khi tiếp tục cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng. Các tiêu chuẩn toàn cầu này đề cập đến thực phẩm, đóng gói, lưu trữ và phân phối của các nhà sản xuất và phân phối. Với kinh nghiệm kỹ thuật chuyên môn, các chuyên gia đánh giá đã hiệu chuẩn và kiểm tra năng lực kịp thời để chứng nhận, NSF quốc tế cung cấp chứng nhận cho tiêu chuẩn điểm chuẩn - GFSI như là một phần của phạm vi toàn diện về dịch vụ đảm bảo chuỗi cung ứng.

Đạo luật hiện đại hóa An toàn Thực phẩm

Theo báo cáo của GAO, một số thành viên của ngành công nghiệp thực phẩm cũng tuyên bố rằng, việc thông qua Đạo luật Thực hiện Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA) tạo thêm cơ hội cho FDA và ngành công nghiệp giải quyết vấn đề làm giàu kinh tế. Ví dụ, luật cung cấp cách tiếp cận khoa học và rủi ro cho các công ty để xác minh các nhà cung cấp của họ, bao gồm nhiều cách để khẳng định với công chúng và FDA rằng, ngành công nghiệp có quy trình để phát hiện ra sự giả mạo kinh tế. FSMA cũng yêu cầu một số cơ sở xác định các mối nguy hiểm hợp lý có thể lường trước và chuẩn bị các kế hoạch kiểm soát bằng văn bản minh hoạ cách tiếp cận hợp lý để tìm kiếm sự giả mạo cố ý.

Bằng cách yêu cầu một cách tiếp cận dựa trên rủi ro để xác định và thực hiện các biện pháp kiểm soát phòng ngừa, FSMA đưa ra các yêu cầu mới và mở rộng hơn đối với các nhà sản xuất, chế biến, người trồng và người nhập khẩu thực phẩm. FSMA tập trung chủ yếu vào những điều sau đây để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các mối nguy về an toàn thực phẩm:

•    An toàn sản xuất.

•    An toàn thực phẩm nhập khẩu.

•    Các cuộc kiểm tra bắt buộc theo lịch trình dựa trên rủi ro.

•    Thử nghiệm phòng thí nghiệm của bên thứ ba.

•    Trách nhiệm từ trang trại tới bàn ăn.

•    Khả năng yêu cầu chứng nhận của bên thứ ba đối với các hoạt động có nguy cơ cao.

Phần quan trọng khác của Đạo luật này cung cấp cho FDA công nhận các chương trình đánh giá và chứng nhận của bên thứ ba đối với các thực phẩm nhập khẩu, vốn đã tăng đều đặn trong những năm qua.

Hiện tại, FDA đang tổ chức các cuộc họp và tiếp nhận ý kiến về cách thực hiện tốt luật mới và ban hành các quy định có hiệu quả. Đến nay, 2 trong số 5 quy tắc đề xuất FSMA liên quan đến sản xuất và chế biến đã được xuất bản.

Kế hoạch phòng vệ thực phẩm

Thực hiện kế hoạch phòng vệ thực phẩm mạnh mẽ là một cách khác để các nhà chế biến thực phẩm, nhà đóng gói, nhà phân phối hạn chế giả mạo và ác tâm cố ý. Kế hoạch phòng vệ thực phẩm ngày càng được yêu cầu đối với chứng nhận an toàn thực phẩm và chứng nhận của nhà cung cấp, cũng như của FSMA, đòi hỏi các cơ sở xác định và đánh giá mối nguy thực phẩm, bao gồm cả các biện pháp được đưa ra một cách có chủ ý, thực hiện kiểm soát phòng ngừa nhằm đảm bảo thực phẩm không bị giả. Các công ty thực phẩm ở tất cả các cấp của chuỗi cung ứng có thể đánh giá mức chuẩn bị phòng vệ thực phẩm thông qua một cuộc đánh giá phòng vệ thực phẩm bởi một bên thứ ba độc lập.

Tiếp tục nghiên cứu về các giải pháp

Bài viết này thảo luận về một số sự cố và các biện pháp để giúp ngăn ngừa gian lận thực phẩm, nhằm đưa ra những thách thức mới của chuỗi cung ứng toàn cầu và những khó khăn về kinh tế. Ngành công nghiệp thực phẩm và các nhà quản lý đang hợp nhất, tiếp tục thực hiện các giải pháp như bài báo này đưa ra, ngăn ngừa gian lận thực phẩm đòi hỏi sự tham gia của mọi bộ phận thuộc ngành công nghiệp cũng như người tiêu dùng và chính phủ.

Những gì cần làm bây giờ? Dữ liệu đáng tin cậy hơn, cải thiện phân tích dữ liệu, công cụ và công nghệ mới để chia sẻ dữ liệu và hiểu rõ hơn về các vấn đề khoa học, kinh tế và văn hoá cơ bản giúp phòng chống gian lận thực phẩm. Một sự hợp tác lớn hơn giữa chính phủ và ngành công nghiệp chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích.

ĐỖ QUYÊN
Trích FoodSafety Magazine
Bản tin thử nghiệm ngày nay số 6 - Tháng 04/2018



Copyright © 2008-2024 case.vn, All right reserved Contact us - About Case
Design by case.vn - Counter : 7088100 | Online : 295