(TP.HCM) - (CAN THO) - (VP.MIEN TRUNG)
Thứ bảy, 23/06/2018, 13:46 GMT+7

NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP “Thoáng” nhưng không bỏ ngỏ chất lượng

Mặc dù tạo ra cơ chế thông thoáng hơn cho doanh nghiệp thực phẩm nhưng Nghị định 15 vẫn có nhiều quy định chặt chẽ về chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp được “cởi trói”

Theo Ông Nguyễn Thanh Phong Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, (Bộ Y Tế) Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP được chính phủ ban hành đã làm thay đối cơ bản phương thưc quản lý trước đó.

Cụ thể thay vì tất cả các sản phẩm bao gói sẵn trước đây phải cấp giấy xác nhận phù hợp thì bây giờ chỉ có 3 nhóm sản phảm bao gồm: nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ tới 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới và những sản phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt như thực phẩm ăn qua xông cho người bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ, phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan quản lý. Các sản phẩm còn lại do các doanh nghiệp tụ công bố.

Trong đó có các chỉ tiêu an toàn về kim loại nặng, tồn dư hóa chất bảo vệ thực phẩm, các vi sinh vật gây bệnh, nấm men, nấm móc…các doanh nghiệp cũng tự công theo mức giới hạn cho phép mà bộ y tế đã quy định.

Đồng thời, doanh nghiêp phải gửi một bản tới cơ quan quản lý, sau đó được phép sản xuất. Các cơ quan quản lý sẽ căn cứ vào bản công bố này để tăng cường hậu kiểm, nếu lấy mẫu kiểm nghiệm mà không đúng như doanh nghiệp tự công bố thì sẽ xử lý rất nghiêm.

Đối với kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, Nghị định 15 sẽ giảm tối đa số lô sản phẩm phải kiểm nghiệm, đặc biệt là những sản phẩm đã công bố đăng ký chất lượng và các nhà máy đã có chứng nhận hệ thống GMP, HACCP…, khi nhập khẩu hải quan chỉ kiểm tra hồ sơ, trừ trường hợp có cảnh báo và trường hợp sản phẩm ra thị trường mà phát hiện sai phạm thì sẽ đua vào dạng kiểm soát chặt.

Một điểm mới nữa của Nghị định là phân cấp về địa phương. Trước đây, việc xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối vói thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe…được thực hiện đăng ký tại các Bộ liên quan còn theo Nghị định 15 thì Bộ y tế chỉ quản lý một nhóm sản phẩm đó là sản phẩm bảo vệ sức khỏe và sản phẩm phụ gia hỗn hợp có công dụng mới , còn các sản phẩm khác sẽ đăng ký địa phương.

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Phong trên thị trường hiện nay có khoảng 70-75% tổng số lượng sản phẩm bao gói sẵn trên thị trường sẽ được công bố. Những sản phẩm vẫn phải kiểm tra còn khoảng hơn 20% tuy nhiên thủ tục công bố sẽ đơn giản hơn như biểu mẫu số hồ sơ đi kèm cũng được lược bỏ bớt nhưng bắt buộc các doanh nghiệp phải có lộ trình sản xuất hướng tới hệ thống đạt chuẩn GMP hoặc HACCP.

Bên cạnh đó, hồ sơ của các doanh nghiệp này cũng bắt buộc phải có tài liệu chứng minh công dụng sản phẩm công dụng cũng phải gói gọn trong thực phẩm chứ không phải không có cơ sở.

Không bỏ ngỏ chất lượng

Nghị định 15 được ban hành ngày 2/2/2018 và có hiệu lực ngay từ ngày ký, thể hiejn quyết tâm của Chính phủ trong việc tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp, giảm phiền hà, cát giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí.

Vì có hiệu lực ngay, nên để tránh bỡ ngỡ cho doanh nghiệp và các địa phương, Bộ y tế, Cục an toàn thực phẩm trong vòng một tuần sau khi Nghị định được ban hành đã có công văn gửi các chi cục An toàn thực phẩm và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu triển khai ngay, đồng thời thành lập tổ phản ứng nhanh để giải đáp, tháo gỡ mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên cũng có ý kiến lo ngại rằng việc tạo nên cơ chế thông thoáng hơn cho doanh nghiệp có mô hình chung tạo nên sự buông lỏng quản lý đẩy người tiêu dùng phải tự lo lựa chọn các sản phẩm an toàn.

Lý giải vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Phong cho biết Nghị định 15 là một sự thay đổi về cách thức quản lý trước kia là nặng về tiền kiểm thì nay sẽ chú trọng đến công tác hậu kiểm. Do đó nguồn lực nhân lực cũng sẽ thay để từ giám sát các thủ tục giấy tờ chuyển sang giám sát kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất hiện chất cấm thì xử lý phạt ngay.

Cũng Theo Cục trưởng Cục an toàn thực phẩm, Nghị định 15 đã tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp thì daonh nghiệp phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình. Cục an toàn thực phẩm cũng đề xuất với Bộ y tế, Chính phủ để sủa đổi Nghị định 178 để tăng mức phạt hành chính với các doanh nghiệp vi phạm, đồng thời áp dụng nghiêm túc điều 317 của Bộ luật Hình sự vớ các vi phạm vè an toàn thực phẩm.

Ngoài ra Nghị định 15 chỉ là Nghị định về tạo cơ chế trong việc lưu hành sản phẩm trên thị trường tập trung vào chỉ tiêu an toàn thực phẩm, không có nghĩa là bỏ trống chất lượng sản phẩm. Vấn đề này được Bộ công an, Bộ Khoa học Công nghệ kiểm soát chặt chẽ.

Theo ước tính, việc thực thi Nghị định 15 sẽ giảm trên 90% chi phí hành chính, giúp tiết kiệm 10 triệu ngày công 3700 tỷ đồng mỗi năm cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trên hết Nghị địng đã thể hiện sự thay đổi tư duy quản lý, từ tiền kiểm sang hậu kiểm phân quyền mạnh mẽ hơn và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp lên đến 100% đối với sản phẩm của mình để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp đã đánh giá rất cao vai trò của Chính Phủ, Bộ Y tế trong việc tiếp thu ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, nỗ lực đưa ra Nghị định mới này. Đồng thời mong muốn các bộ, ngành lĩnh vực khác còn lưỡng lự, băn khoăn hãy học cách làm của Bộ y tế.

Số 5(5/2018) TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG.

Copyright © 2008-2024 case.vn, All right reserved Contact us - About Case
Design by case.vn - Counter : 7096953 | Online : 740