(TP.HCM) - (CAN THO) - (VP.MIEN TRUNG)
Thứ hai, 02/11/2015, 13:17 GMT+7

Xanh hóa lĩnh vực chuẩn bị mẫu

Kỹ thuật chuẩn bị mẫu “xanh” mới nhất hiện nay là tập trung vào những kỹ thuật làm giảm tiêu thụ dung môi, giảm nhu cầu về năng lượng và sử dụng các dung môi ít độc hại với môi trường hơn.

Do đó, một vài kỹ thuật tách chiết như: ly trích chất lỏng siêu tới hạn (SFE- Supecritical fluid extraction), chiết lỏng- lỏng trên pha rắn (SLE- solid supported liquid-liquid extraction), QuEChERS (Quick- Nhanh chóng, Easy-Đơn giản, Cheap-Rẻ, Effective- Hiệu quả, Rugged- Ổn định, Safe-An toàn), ly trích bằng vi sóng (MAE- Microwave-assisted extraction), lấy mẫu pha khí (gas-phase sampling) và chiết pha rắn (SPE-Solid phase extraction). Về SPE, đây là một kỹ thuật cũ nhưng ngày nay người ta đang phát triển các phương pháp theo 12 nguyên tắc của hóa học xanh, vì vậy trong trường hợp này, nó sẽ là một kỹ thuật chuẩn bị mẫu mới và “xanh hơn”.

Sử dụng QueChERS, SLE và SPE. QueChERS ban đầu được phát triển để phân tích đa dư lượng thuốc trừ sâu và khi so sánh với các phương pháp đã được sử dụng ở châu Âu trong 20 năm qua, cho thấy có sự giảm tiêu thụ dung môi lên đến 95% và giảm chi phí tiêu dùng lên đến 90%. Vì vậy, trong ba kỹ thuật được sử dụng, QueChERS là một trong những kỹ thuật chuẩn bị mẫu “xanh” hơn cả. Hai phương pháp còn lại có thể được phát triển để sử dụng ít dung môi hơn và cũng có thể sử dụng các dung môi an toàn hơn đối với môi trường và các nhà phân tích, do đó chúng cũng là hai kỹ thuật chuẩn bị mẫu “xanh”.

Có nhiều lợi ích khi thay dung môi ít độc hơn. Kỹ thuật phân tích sẽ an toàn hơn cho các nhà hóa học và an toàn hơn đối với môi trường. Các qui trình xử lý chất thải được giảm thiểu và các chi phí cho việc xử lý chất thải có thể giảm xuống. Nếu đang sử dụng dung môi mà không phải là chất thải nguy hại hoặc nếu sử dụng một dung môi đỡ tốn kém hơn, sẽ thấy chi phí giảm đáng kể. Khi giảm lượng dung môi, sẽ có những lợi ích tương tự. Nếu giảm 50%, sẽ thấy tất cả các chi phí giảm xuống 50% ngoài chi phí của dung môi đang sử dụng.

Khi chiết tách mẫu, cần phải chú ý đến hiệu quả và tính chọn lọc của việc chiết tách và một số các dung môi “xanh” hơn không có hiệu suất chiết tách cao. Một số trong số chúng cũng cho thấy tính chọn lọc thấp hơn khi chiết tách các chất phân tích từ các nền mẫu phức tạp do đó đây là thách thức lớn.

Có nhiều cách khác nhau để “xanh hóa”, do đó việc tìm ra các lựa chọn tốt nhất cho những gì đang cố gắng để thực hiện “ xanh hóa” có thể khá khó khăn. Ví dụ, nếu đang sử dụng một dung môi không phải là dung môi “xanh”,  có thể chỉ đơn giản là thay thế một dung môi “xanh” hơn hoặc giữ dung môi đang sử dụng có hiệu quả cao và tính chọn lọc tốt và chỉ giảm lượng dung môi đang sử dụng. Ngoài ra còn có những lựa chọn khác, ví dụ có thể tốt hơn khi chỉ phát triển một phương pháp “xanh” mới từ đầu đến cuối. Một trong những điều chính là cần phải xem xét rằng “xanh hóa” bằng cách nào? Điều này cần thực hiện với mỗi hoặc mọi thử nghiệm. Lưu ý khi thay đổi mọi thứ, sẽ có một số phát sinh liên quan tới phát triển các kỹ thuật mới và “xanh hơn”. Giai đoạn đầu trong nghiên cứu phát triển các kỹ thuật này sẽ tốn nhiều tiền bạc nhưng sau đó chi phí sẽ bắt đầu giảm dần theo thời gian khi tiếp tục sử dụng kỹ thuật này lặp đi lập lại nhiều lần.

                                (Theo www.labmanager.com)

Copyright © 2008-2024 case.vn, All right reserved Contact us - About Case
Design by case.vn - Counter : 7086909 | Online : 1285