(TP.HCM) - (CAN THO) - (VP.MIEN TRUNG)
Thứ bảy, 26/09/2015, 21:41 GMT+7

The Power of Quiet Leadership

SỨC MẠNH CỦA SỰ LÃNH ĐẠO TĨNH

Many of the best, most effective leaders are introverts by nature, schoolyard nerds who grew up to be outstanding at drawing out the best in the people who work for them.

Các nhà lãnh đạo giỏi nhất, hiệu quả nhất là những người có bản chất hướng nội, họ trở nên nổi bật do khai thác được những điều tốt nhất từ nhân viên.

By Mark Lanfear | June 11, 2015

Being involved in workforce solutions, I’ve always been fascinated by the dynamics of leadership in the workplace. Over the years, I’ve noticed that casual observers often believe extroverted personalities make the best leaders and managers. Being outgoing myself, I’d like to think that’s true. But look more closely and you’ll find that many of the best, most effective leaders are introverts by nature, schoolyard nerds who grew up to be outstanding at drawing out the best in the people who work for them.

Nghiên cứu các giải pháp nguồn nhân lực, tôi luôn bị cuốn hút bởi động lực của sự lãnh đạo tại nơi làm việc. Qua nhiều năm, tôi nhận ra rằng người ta hay tin rằng tính cách hướng ngoại tạo nên các nhà lãnh đạo và quản lý tốt nhất. Do bản thân cũng hướng ngoại, tôi muốn nghĩ điều này là đúng. Nhưng nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy rất nhiều nhà lãnh đạo giỏi nhất, hiệu quả nhất có bản chất hướng nội, họ trở nên nổi bật do khai thác được những điều tốt nhất từ nhân viên.

Think about Warren Buffett, Bill Gates, or Steven Spielberg, self-described introverts whose success is legendary. Or Abraham Lincoln and Eleanor Roosevelt, neither exactly known as the extrovert of the party but two of the most recognizable symbols of leadership. Quiet, strong leaders often have amazing influence on the world around us. (Even the coolest fictional character out there, Marvel’s Tony Stark, is an introvert at heart, happiest when creating the next Iron Man suit alone in his lab.)

Nghĩ tới Warren Buffet, Bill Gates hay Steven Spielberg, họ đều là những người hướng nội và thành công của họ đã là huyền thoại. Hay Abraham Lincohn và Eleanor Roosevelt, không chỉ là những chính khách nổi tiếng mà còn là hai biểu tượng được thừa nhận của sự lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo hướng nội và mạnh mẽ thường có ảnh hưởng lớn đến thế giới xung quanh chúng ta.

So what is an introvert, anyway? Not necessarily a shy person, as psychologist Carl Jung first described, but defined now as a more reserved type who prefers solitary activities to social encounters. An introvert gains energy through reflection and quiet time as opposed to drawing energy from crowds and applause as an extrovert does.

That’s hardly a bad thing, especially for professional and technical talent in fields like life sciences. If you’re in this business, you want all the deep thinking you can get, right? (And if you’re reading this column, you probably fit this description.)

Vậy thì người hướng nội là người như thế nào? Không nhất thiết phải là một người rụt rè, như nhà tâm lý học Carl Jung mô tả đầu tiên, mà hướng nội giờ được định nghĩa để chỉ những người thích các hoạt động đơn độc hơn các cuộc gặp gỡ xã hội. Một người hướng nội đạt được năng lượng thông qua thời gian suy tư và yên tĩnh, trái ngược với việc đạt được năng lượng từ đám đông và sự tán thưởng như người hướng ngoại.

Understanding personality types is important in modern talent supply chain management. For example, if you’re an extroverted manager looking for talent, try to channel your inner geek and look at the potential of the introverted people within your organization or candidates that you’re recruiting. By understanding their inner strengths and what motivates them, you’ll have a greater opportunity to connect. But be aware that you might have to dig deeper to find the hidden gems who don’t have an extrovert’s natural ability to self-promote.

Hiểu được các loại tính cách là quan trọng trong chuỗi quản lý cung ứng tài năng hiện đại. Ví dụ, nếu bạn là một người quản lý hướng ngoại đang tìm kiếm nhân tài, hãy thử tìm ra những tiềm năng của những người hướng nội trong tổ chức hay ứng viên mà bạn đang tuyển dụng. Bằng việc hiểu được sức mạnh bên trong và điều gì thúc đẩy họ, bạn sẽ có cơ hội lớn để có thể kết nối với họ. Nhưng lưu ý rằng bạn có thể sẽ phải đào sâu hơn để tìm ra những viên đá quí tiềm ẩn, những người không có bản chất hướng ngoại để tự quảng bá bản thân.

From a 180-degree standpoint, introverts who manage introverted talent need to realize that communicating with and motivating employees who fit this personality type might not be their strong suits. But doing so effectively may simply be a matter of looking within. In other words, what works for the managers probably will work for the talent who report to them too.

Người hướng nội quản lý nhân tài hướng nội cần nhận ra rằng việc giao tiếp và khuyến khích những nhân viên có tính cách này có thể sẽ không thực sự phù hợp với họ. Nhưng thực hiện một cách hiệu quả có thể đơn giản là vấn đề của việc tìm kiếm bên trong chính họ. Nói cách khác, điều gì tác động tới những nhà quản lý hướng nội cũng sẽ tác động tới nhân tài hướng nội mà họ muốn khai thác.

Given that introverts tend to look more for a result than a response in what they do, managers of introverts should try to provide talent like this with goals to achieve and yardsticks for measurement. Defining assignments and then providing the space to work out the answers rather than constantly supervising or interrupting their problem-solution navigation time is a smart approach.

Những người hướng nội thường tìm kiếm kết quả hơn là thắc mắc họ đang làm gì, những nhà quản lý của người hướng nội nên cố gắng cung cấp cho họ các mục tiêu để đạt được. Xác định nhiệm vụ và sau đó cung cấp không gian để họ làm việc hơn là liên tục theo dõi hay gây gián đoạn thời gian giải quyết công việc của họ là một phương pháp thông minh.

In my experience, STEM-oriented people do their best work when they feel it’s providing value in some way. Reinforcing that sense within tasks and goals is a strong way to harness the passion and energy of a managed workforce without a lot of rah-rah needed.

Theo kinh nghiệm của tôi, những người hướng nội làm việc tốt nhất khi họ cảm thấy công việc của họ mang đến giá trị theo một cách nào đấy. Củng cố ý thức này với những công việc và mục tiêu là cách mạnh mẽ để khai thác đam mê và năng lượng từ một nguồn lao động không cần nhiều sự quản lý.

On another note, from the talent perspective, if you’re a loner at the workplace hoping to advance your career, don’t be afraid to leave your comfort zone to get noticed. Seek out others in the organization who can provide some balance on the extroverted side if possible, and use their energy as an example of how to shine a light on yourself. A little of that goes a long way in raising your profile and enhancing your prospects for promotion.

Một lưu ý khác, từ quan điểm nhân tài, nếu bạn là một người khá trầm lặng tại nơi làm việc mong muốn phát triển sự nghiệp, đừng sợ rời bỏ vùng thoải mái của mình để gây được chú ý. Hãy tìm kiếm những người khác trong tổ chức của mình có thể cung cấp sự cân bằng về mặt hướng ngoại và sử dụng năng lượng của họ như một ví dụ về việc làm thế nào để tự tỏa sáng. Một chút như vậy sẽ giúp nâng cao và cải thiện triển vọng để thăng tiến.

www.labmanager.com

Copyright © 2008-2024 case.vn, All right reserved Contact us - About Case
Design by case.vn - Counter : 7088220 | Online : 335