(TP.HCM) - (CAN THO) - (VP.MIEN TRUNG)
Thứ ba, 13/06/2017, 10:9 GMT+7

Độc tố nấm mốc (Mycotoxin)

Bên cạnh những chất độc mà con người cố ý cho vào thực phẩm thì còn có các độc tố tự nhiện sản sinh trong quá trình bảo quản và chế biến cụ thể là các độc tố nấm mốc Aflatoxin, Ochratoxin, Deoxynivalenol, Fumonisin, Zearalenone….

Giới thiệu về độc tố nấm mốc

Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm đang thu hút rất nhiều sự quan tâm, ngày càng có nhiều vụ ngộ độc ăn phải thức ăn nhiễm độc. Bên cạnh những chất độc mà con người cố ý cho vào thực phẩm thì còn có các độc tố tự nhiện sản sinh trong quá trình bảo quản và chế biến cụ thể là các độc tố nấm mốc Aflatoxin, Ochratoxin, Deoxynivalenol, Fumonisin, Zearalenone…. Điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của độc tố bao gồm độ ẩm cao và nhiệt độ cao. Việc bảo quản không tốt các loại thực phẩm như  Lạc, ngô, một số hạt có dầu, lúa mì, gạo, sắn, sữa… thường dẫn đến tình trạng sinh độc tố nấm mốc.

Trong số này, loại nguy hiểm nhất là aflatoxin. Aflatoxin bao gồm 6 loại khác nhau (B1, B2, G1, G2, M1 và M3). Aflatoxin B1 là loại cực độc. Một lượng 0,03 ppm aflatoxin B1 từ khô lạc gây ra  u gan.

Tùy theo lọai nấm mốc và độc tố của chúng mà tác động chính của mỗi loại có khác nhau. Nếu tổng hợp chung lại thì độc tố nấm mốc tác động hầu hết các cơ quan bộ phận trong cơ thể như: Tác động vào gan và thận gây viêm, nếu kéo dài có thể gây ung thư (Aflatoxin, Ochratoxin, Fumonisin… ); Tác động hệ thần kinh gây ra hôn mê mất tính ngon mệng (Deoxynivalenol, DON).

Theo Tổ chức Nông lương Thế giới FAO, khoảng 25% cung cấp ngũ cốc thế giới có chứa một lượng lớn độc tố nấm mốc.  Tại nhiều nơi ở châu Á, tỷ lệ nhiễm độc tố nấm mốc cao hơn do các nhân tổ khí hậu và phương thức thu hoạch, bảo quản hạn chế.

Vì các tác hại rất nguy hiểm mà độc tố này gây ra cho người và động vật nên giới hạn cho phép của độc tố trong thực phẩm rất thấp.

1.    Tình hình nhiễm Độc tố nấm mốc tại các nước châu Á

Hình 1. Số mẫu phân tích Độc tố nấm mốc trong năm 2014 (http://www.biomin.net/vn/ig-mtxsurvey-2014-asia/)

Hình 2. Các nước có sản phẩm nhiễm độc tố nấm mốc  (http://www.biomin.net/vn/ig-mtxsurvey-2014-asia/)

Hình 3. Tỉ lệ các sản phẩm nhiễm Độc tố nấm mốc (http://www.biomin.net/vn/ig-mtxsurvey-2014-asia/)

Hình 4. Các loại độc tố nấm mốc thường phát hiện (http://www.biomin.net/vn/ig-mtxsurvey-2014-asia/)

2.    Độc tố nấm mốc – Các qui định hiện nay.

Bang 1. Giới hạn cho phép tối đa (ML) của các nước

3.    Các kỹ thuật phân tích độc tố nấm mốc hiện nay



Bảng 2. So sánh các kỹ thuật phân tích Độc tố nấm mốc

Hiện nay việc phân tích độc tố nấm mốc chủ yếu chia làm 2 dạng: các kỹ thuật phân tích nhanh, đơn giản (áp dụng cho các nhà máy, kiểm tra hiện trường) như Elisa, các que thử nhanh (LFT) và các phương pháp phân tích chuẩn (áp dụng cho các trung tâm kiểm nghiệm độc lập) như HPLC, LC/MS/MS. Mỗi loại phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm của nó. Tùy vào mục đích mà mỗi đơn vị chọn cho mình một phương pháp kiểm phù hợp.

Với nhiệm vụ là cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hóa phục vụ cho lĩnh vực thức ăn chăn nuôi (BNNPTNT) và an toàn vệ sinh thực phẩm (BNNPTNT, BYT và BCT), CASE luôn luôn phát triển các phương pháp phân tích hiện đại đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các nước cũng như các tổ chức chứng nhận (Villas). Với các loại độc tố nấm mốc như Aflatoxin, Aflatoxin M1, Ochratoxin, Deoxynivalenol, Fumonisin, Zearalenone… CASE ưu tiên các phương pháp tham chiếu chuẩn để phân tích cho khách hàng như HPLC và LC/MS/MS nhằm giúp khách hàng có kết quả chính xác và độ tin cậy cao đáp ứng cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa và phục vụ cho việc quản lý của cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, CASE cũng không ngừng hợp tác, giúp đỡ các doanh nghiệp thẩm định và so sánh kết quả giữa các phương pháp phân tích nhanh và các phương pháp tham chiếu chuẩn để đảm bảo các kit thử nhanh có thể áp dụng tại các đơn vị đó.

Ths. Lý Tuấn Kiệt, TP PTSK

Copyright © 2008-2024 case.vn, All right reserved Contact us - About Case
Design by case.vn - Counter : 7025810 | Online : 465