(TP.HCM) - (CAN THO) - (VP.MIEN TRUNG)
Chủ nhật, 11/01/2015, 21:34 GMT+7

Những ký ức và kỷ niệm về một số hợp tác Pháp-Việt

Kỳ 4: HỘI THẢO MÙA HÈ VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP HOÁ PHÂN TÍCH

Một vấn đề cơ bản khác đặt ra cho chúng tôi là: Sau nhiều cuộc chiến tranh liên tiếp như thế thi đội ngũ khoa học, kỹ thuật, hành chính còn lại gì? Để vận hành được một trung tâm phân tích hoá học hiện đại thì phải cần đến những nhà khoa học giỏi. Chúng tôi đã quyết định tổ chức một cuộc hội thảo khoa học với một nhóm các nhà hoá học đến từ Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh về chủ đề các phương pháp phân tích hoá học.  Người tham gia là các nhà khoa học Pháp có chuyên môn cao trong lĩnh vực này. Đây cũng là cuộc hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam sau chiến tranh. Mục đích của cuộc hội thảo bao gồm:

  • Thống kê lại các chuyên gia trong lĩnh vực hoá học phân tích tại Việt Nam
  • Bổ sung vào giáo trình Hoá học phân tích các phương pháp giảng dạy hiện tại đang được áp dụng tại Pháp
  • Cung cấp các dụng cụ thí nghiệm đầu tiên cũng như là các máy tính đầu tiên cần thiết cho Trung tâm sau này

Hội thảo  mùa hè về các phương pháp hoá phân tích diễn ra từ ngày 1 đến ngày 31 tháng 8 năm 1983. Hội thảo quy tụ hơn 50 nhà hoá học đến từ các cơ quan giảng dạy, nghiên cứu và các nhà máy, xí nghiệp khác nhau của thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã tuyển dụng được các thành viên sẽ làm việc trong Trung tâm phân tích trong số họ.

Về vấn đề tài trợ cho dự án, vì tham vọng của dự án mà số tiền dùng để thực hiện dự án tăng lên nhiều. Tôi đã liên hệ với Cơ quan Hợp Tác Văn hoá và Kỹ thuật (ACCT) của các nước trong cộng đồng Pháp ngữ để xin giúp đỡ. Giám đốc Ban hợp tác khoa học kỹ thuật của ACCT, giáo sư Remi Clignet đã tiếp đón chúng tôi vô cùng nhiệt tình và đã tài trợ cho chung tôi một khoản tiền lớn đóng góp vào dự án.

Cùng với đội ngũ giảng dạy là các giảng viên đại học, các nhà nghiên cứu và các kỹ thuận viên của CNRS, chúng tôi cũng mời các chuyên gia của SCA từ Vernaison đến giảng dạy và đồng thời nghiên cứu xem cụ thể thực hiện dự án xây dựng trung tâm như thế nào. Ngoài giáo sư Robert Semet và giáo sư Phạm Quang Thọ, còn có sự tham gia của các kỹ sư của SCA như là Maurice Bigois. Tổng cộng có khoảng 15 nhà khoa học đến từ Pháp mà chủ yếu là Việt Kiều tình nguyện tham gia hội thảo. Về phía Việt Nam, tham gia vào ban tổ chức có Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, chủ nhiệm Ủy ban khoa học và kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh; Ông Chu Phạm Ngọc Sơn, Giáo sư Hoá học trường Đại học Sài Gòn và Ông Nguyễn Hữu Thiện, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng III.

Lễ khai giảng Hội thảo mùa hè về các phương pháp hoá phân tích

Đội ngũ giảng dạy (từ trái qua phải): Tiến sĩ Nguyễn Dương Kiêm (Đại học Orsay), Tiến sĩ Vũ Ngọc Cẩn (đại học Compiegne), Giáo sư Jacques Bessiere (Đại học Nancy I), Giáo sư Remi Clignet (Tổng giám đốc Cơ quan Hợp Tác Văn hoá và Kỹ thuật (ACCT), bà Nguyễn Bổn Linh (ESPCI) X (thành phố Hồ Chí Minh), Giáo sư Nguyễn Quý Đạo (ECP) và Giáo sư Lâm Thành Mỹ (INSA – Lyon)

Buổi làm việc thực tế trên máy tính do Tiến sĩ Maurice Bigoist (SCA) hướng dẫn.

Buổi thảo luận giữa giáo sư Remi Clignet (ACCT) và các nhà lãnh đạo tương lai của CSAE, giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn (giám đốc) và tiến sĩ Nguyễn Bình (Phó giám đốc)

Tác giả: Nguyễn Quý Đạo
Chịu trách nhiệm đăng tải: Chu Vân Hải


Copyright © 2008-2024 case.vn, All right reserved Contact us - About Case
Design by case.vn - Counter : 7098737 | Online : 558